Văn hóa công sở: Gen Z tìm việc vì lương hay vì đam mê?
Nếu tết là dịp để gia đình đoàn viên, sum vầy, ai nấy cũng đều tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên người thân, thì khi hết tết là lúc nhiều người cảm thấy buồn bã vì lại phải tiếp tục tạm xa gia đình.Lúc này, không ít bạn trẻ đi học, đi làm xa quê chỉ ước rằng hôm nay mới 28, 29 tết để họ được ở nhà lâu hơn. Khoảnh khắc chia tay gia đình để quay lại thành phố tiếp tục đi học, đi làm luôn đong đầy cảm xúc.Sau 2 năm đi làm xa quê, năm nay Đỗ Phúc An (26 tuổi), quê ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) được về quê đón tết. Thế nhưng, quay qua quay lại đã hết tết và đến ngày anh chàng phải quay trở lại TP.HCM. An tâm sự rằng tối trước hôm lên xe vào lại thành phố đã thao thức đến mất ngủ. “Thà không về, chứ mỗi lần về là lại không muốn đi nữa. Mấy ngày tết khi con cháu trở về đông đủ, sum vầy khiến ông bà nội ngoại vui lắm. Thế nhưng, hết tết thì ai cũng đi, ngôi nhà chỉ còn mỗi ông bà lủi thủi mình thấy thương vô cùng”, An ngậm ngùi. Chàng trai gen Z cho biết ngày về quê vui vẻ, háo hức bao nhiêu thì khi hết tết lại nặng nề và buồn bã bấy nhiêu. Sau 6 năm đi học, đi làm xa nhà thì đây là năm đầu tiên Nguyễn Như Quỳnh (24 tuổi), ngụ tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) phải quay lại thành phố vào ngày mùng 5 để chuẩn bị đi làm lại. Quê ở tỉnh Bình Định, mỗi năm chỉ có dịp tết là Quỳnh được ở nhà với gia đình lâu nhất. Vì vậy, khi tết trôi qua cũng là lúc cô nàng cảm thấy đầy tiếc nuối.Quỳnh chia sẻ: “Năm nay mình đi lại sớm nên cảm giác tết trôi qua nhanh hẳn và mọi thứ cũng vội vã nên khá tiếc nuối. Nhất là khi mình chưa có nhiều thời gian quây quần cùng gia đình trong tết. Bố mẹ mình cũng khá buồn vì con gái phải đi sớm. Vì thời gian gấp gáp nên mình tranh thủ cùng bố mẹ đi chúc tết họ hàng, mỗi nơi một chút và gần như tận dụng mọi khoảng thời gian trong tết để được ở bên gia đình”.Quỳnh tâm sự rằng khi rời nhà vào lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, cô nàng cũng như mọi người đều cảm thấy bịn rịn và lại đặt câu hỏi rằng liệu quyết định xa nhà lập nghiệp của mình có đúng không. “Mỗi lần ngồi xếp quần áo, hay nhìn thấy cảnh ba mẹ sửa soạn, chuẩn bị đồ cho mình mang vào thành phố là lại cố kìm nén nước mắt”, Quỳnh nói.Sau 6 năm xa quê, lần nào quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, trong Quỳnh cũng đều chất chứa nhiều cảm xúc. Thế nhưng, dù buồn hay tiếc nuối thì công việc và nhiệm vụ vẫn tiếp tục thực hiện nên cô nàng phải chuẩn bị tâm thế lên đường để tiếp tục “cày cuốc”.“Còn rất nhiều điều mới mẻ cho hành trình mới của năm 2025 nên mình mong bản thân sẽ luôn sẵn sàng đón nhận vì luôn có gia đình làm hậu phương. Khi mình có mục tiêu cần chinh phục ở thành phố đó, mình cũng sẽ có động lực để tiếp tục phấn đấu, tạm đánh đổi những ngày tháng xa nhà để theo đuổi mục tiêu”, Quỳnh chia sẻ.Đã lên xe trở lại TP.HCM vào ngày mùng 4 tết, cảm xúc của Ngô Thị Mỹ Trang (24 tuổi), nhà ở xã Bình Tú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) cũng vô cùng ngậm ngùi. “Đang ở nhà vui vẻ tự dưng phải vào lại thành phố khiến mình buồn lắm. Dư âm của mấy ngày nghỉ tết vẫn còn nguyên đó. Năm nay mới mùng 4 tết mình đã phải đi lại nên nỗi buồn càng nhân đôi. Xa nhà nhiều năm rồi, nhưng cứ mỗi lần kéo vali rời đi là mình lại ứa nước mắt. Có lẽ chỉ những ai đi học, đi làm xa quê mới hiểu được cảm giác này”, Trang bồi hồi chia sẻ. Đây là năm đầu tiên phải quay trở lại TP.HCM vào ngày mùng 5 tết, cảm xúc của Võ Phan Hoài Sơn (23 tuổi), ngụ tại đường Mã Lò, Q.Bình Tân (TP.HCM) cũng vô cùng khó tả. “Các năm trước còn là sinh viên nên được nghỉ tết dài ngày, hầu như năm nào cũng qua rằm tháng Giêng mình mới trở lại thành phố. Năm nay thì phải đi rất sớm, cảm giác còn chưa kịp nghỉ tết nữa. Mình chỉ ước gì thời gian quay trở lại ngày đầu tiên nghỉ tết”, Sơn chia sẻ.Dù luôn hoài niệm về những ngày đầu của kỳ nghỉ tết nhưng Sơn cũng ý thức được đã đến lúc phải tiếp tục với công việc. Sơn tâm sự: “Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến xuất hiện từ lúc trước hôm vào lại thành phố và kéo dài cho đến khi lên xe. Thế nhưng, khi đã đến thành phố thì cảm xúc đó dần tan biến. Mình tự nhủ rằng cố gắng làm việc để năm sau lại được đón một cái tết sung túc hơn”.Ngày cuối năm ở Trường Sa
"Khách em đang ‘dí deadline’ cho kịp cuộc thi VF 3 ‘Sáng tạo Chất riêng’. Còn ai dí em nữa thì… dí nốt đi ạ", là chia sẻ hóm hỉnh của anh Tiến Hưng, chủ một xưởng "độ" xe tại Đà Nẵng. Từ khi cuộc thi "Sáng tạo Chất riêng - Độc bản Cá tính" mở cổng đăng ký, vị chủ xưởng này cũng đã tranh thủ khoe những chiếc xe cá tính mà khách hàng đến làm ở các cơ sở của mình. Anh Hưng cũng đồng thời là chủ nhân một chiếc VF 3 cực "chất" sẽ tham dự cuộc thi.Tại các xưởng khác, không khí "chạy deadline" cũng đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Xưởng Dubai Care (Hà Nội) mới đây cũng đã đăng tải một video "Thử thách sáng tạo VF 3 trong 24 giờ" chia sẻ quá trình "tút" lại một chiếc xe theo phong cách tối giản (minimalism) vừa hiện đại vừa sang trọng.Còn trên mạng xã hội, #VF3 cũng đang trở thành từ khóa hot bậc nhất trong các hội, nhóm về xe. Dưới bài đăng kêu gọi các chủ xe nữ tham dự của tài khoản Nguyễn Bích Ngọc trên Hội VinFast VF 3 Việt Nam (nhóm Facebook với hơn 250.000 thành viên), hàng trăm lượt tương tác của các thành viên rủ nhau lập hội cùng đi thi, cùng lập nhóm offline...Trong khi đó, trên trang cá nhân, anh Nguyễn Thanh Hải (Hải Lenxecam) cho biết đã hoàn thành việc nộp bài thi và nhắc mọi người nhanh tay đăng ký trước ngày 15.3 để có cơ hội gặp gỡ tại sự kiện "Ngày hội sáng tạo" ngày 22.3.2025.Không chỉ thu hút sự chú ý của anh em làng xe, cuộc thi còn đang được chia sẻ rộng rãi bởi những nhân vật có sức ảnh hưởng trong ngành giải trí, thời trang, lifestyle… Mới đây, những cái tên nổi bật như Công Phát, Kha Lê, Fabo Nguyễn… đều đăng story thông báo sẽ đi thi và cũng kêu gọi cộng đồng cùng tham gia, cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của cuộc thi.Theo thông tin từ fanpage chính thức của VinFast, rất nhiều chiếc VF 3 độc đáo, cá tính với đa dạng phong cách đã sẵn sàng để tham gia sự kiện offline đồng thời tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM vào ngày 22.3 sắp tới. Với cộng đồng hàng vạn chủ xe VF 3, sự kiện này được dự đoán sẽ là ngày hội vô cùng sôi động cho người yêu mến "bé ba" từ 3 miền đất nước.Không chỉ trưng bày các mẫu xe tham dự cuộc thi, sự kiện còn mang đến nhiều hoạt động giao lưu, giải trí hấp dẫn. Cũng tại đây, các chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế, độ xe… và những nhân vật có ảnh hưởng trong cộng đồng sẽ cùng chấm điểm để tìm ra những mẫu xe ấn tượng nhất để vinh danh và trao giải, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 650 triệu đồng.Cụ thể, tại mỗi khu vực Bắc - Trung - Nam, Ban giám khảo sẽ chọn ra 3 mẫu xe để trao giải "Sáng tạo chất riêng", trị giá 50 triệu đồng mỗi giải. Mẫu xe ấn tượng nhất của cả 3 miền sẽ được trao giải "Ý tưởng sáng tạo đột phá" trị giá 100 triệu đồng. Ngoài ra, Ban tổ chức sẽ trao thêm 10 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, để vinh danh những ý tưởng sáng tạo độc đáo.Để đăng ký dự thi, chủ xe chỉ cần truy cập cổng đăng ký để điền thông tin từ nay đến hết ngày 15.3.2025 tại địa chỉ: https://shop.vinfastauto.com/vi-vn/VF3-sang-tao-chat-rieng-doc-ban-ca-tinh.html?utm_source=PR&utm_medium=post&utm_campaign=VF3sangtaochatrieng và để lại thông tin cá nhân, thông tin xe kèm hình ảnh minh họa cũng như nội dung trình bày về ý tưởng sáng tạo trên chiếc xe của mình.
Nữ ca sĩ hát cùng Đen Vâu trong MV 'Nấu ăn cho em' bây giờ đang làm gì?
Đây là lần đầu tiên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long tham gia giải đấu và đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để chuẩn bị. Để tuyển chọn cầu thủ, trường đã tổ chức giải bóng đá sinh viên với 52 đội tham gia trong suốt 2 tháng. Sau quá trình tuyển chọn gắt gao, 25 cầu thủ xuất sắc nhất đã được lựa chọn và được tạo điều kiện tập luyện tốt nhất tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long. Ông Lê Thanh Quang Đức, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, cho biết nhà trường đã đầu tư 100 triệu đồng cho đội bóng, thể hiện sự quan tâm lớn đến giải đấu.Trong khi đó, Trường ĐH Trà Vinh, đương kim quán quân của vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần II – 2024, quyết tâm bảo vệ ngôi vương. Sau hai mùa giải thành công, với vé vào VCK năm 2024 và vị trí á quân khu vực năm 2023, Trường ĐH Trà Vinh được đánh giá là "ông kẹ" tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ năm nay. Mặc dù đã chia tay một số cầu thủ chủ chốt, đội hình của Trường ĐH Trà Vinh vẫn được đánh giá cao với những cây săn bàn như Huỳnh Đăng Khoa, Sơn Ngọc Tâm, Võ Phạm Nhật Duy, Cao Lữ Minh Thuận… HLV Trầm Quốc Nam tự tin vào phong độ của các cầu thủ sẽ đi sâu tại giải. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng tăng, hành trình bảo vệ ngôi vương khu vực miền Tây của Trường ĐH Trà Vinh sẽ không dễ dàng.
Chất liệu nội thất tạo nên không gian sang trọng hàng đầu với da Nappa, ốp gỗ thật và tính năng massage
Nữ sinh Việt giành học bổng toàn phần ĐH Harvard nhờ thích đọc truyện ngôn tình
Theo TechSpot, mặc dù giữ nguyên mức lương cơ bản 3 triệu USD trong năm thứ ba liên tiếp, CEO Apple Tim Cook vẫn ghi nhận tổng thu nhập tăng đáng kể trong năm tài chính 2024, đạt 74,6 triệu USD. Con số này tăng 18% so với năm 2023, chủ yếu nhờ vào khoản thưởng cổ phiếu trị giá 58,1 triệu USD.Theo báo cáo ủy quyền được Apple công bố, việc tăng giá trị thưởng cổ phiếu cho Tim Cook là để đảm bảo mức lương của ông tương xứng với các CEO đồng cấp tại các công ty công nghệ hàng đầu khác.Dù điều hành 'táo khuyết' - công ty giá trị nhất thế giới với vốn hóa thị trường 3.580 tỉ USD, Tim Cook vẫn chưa phải là CEO được trả lương cao nhất. Vị trí này thuộc về Jon Winkelried, CEO của công ty quản lý tài sản thay thế TPG, với mức lương 198,7 triệu USD.Năm tài chính 2024, Apple ghi nhận doanh thu tăng 2% lên 391 tỉ USD, trong khi lợi nhuận ròng giảm 3% xuống còn 93,7 tỉ USD. Doanh thu từ mảng dịch vụ đạt mức kỷ lục 96,1 tỉ USD, tăng trưởng mạnh mẽ so với năm trước đó. Doanh số iPhone cũng tăng 2%, khi đạt 201,18 tỉ USD.Báo cáo của Apple cũng tiết lộ thông tin về mức lương của các lãnh đạo cấp cao khác. Cựu CFO Luca Maestri, tổng cố vấn Kate Adams và phó chủ tịch cấp cao Deirdre O'Brien đều nhận được 27,1 triệu USD. Trong khi đó COO Jeff Williams có mức lương tăng nhẹ lên 27,1 triệu USD.Ông Tim Cook trở thành tỉ phú vào năm 2020 và hiện sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 2,3 tỉ USD, chủ yếu đến từ cổ phần tại Apple. Kể từ khi ông tiếp quản vị trí CEO vào năm 2011, vốn hóa thị trường của Apple đã tăng gấp 10 lần, từ 348 tỉ USD lên 3.580 tỉ USD.